Kết quả tìm kiếm cho "bánh bò thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 230
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Cùng với việc giữ gìn, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang thực hiện nhiều giải pháp để lan tỏa, truyền dạy cho các thế hệ sau những bộ môn nghệ thuật truyền thống. Thời gian qua, huyện Tri Tôn quan tâm, chú trọng việc tạo không gian biểu diễn, quảng bá các loại hình nghệ thuật đến đông đảo cộng đồng.
Giống như đa số bạn trẻ sau thời gian “bay nhảy” qua các vị trí công việc, Trần Quảng Minh, chàng trai quê ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) cũng trở về nơi tuổi thơ gắn bó để lập nghiệp. Mong muốn của anh chàng 9X là đem kiến thức, kinh nghiệm tích lũy có được để làm mới nguồn tài nguyên bản địa. Cây thốt nốt là hướng đi đầu tiên được Minh lựa chọn.
Tết năm nay, huyện Tri Tôn đón gần 300.000 lượt khách đến tham quan điểm du lịch (DL), di tích lịch sử, văn hóa - dân tộc, tâm linh trên hành trình du Xuân. Con số ấn tượng trên chứng tỏ sức hút của huyện miền núi đối với du khách gần xa, mở ra kỳ vọng một năm đầy lạc quan cho DL địa phương.
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân lại tìm đến những điểm đến du Xuân độc đáo, không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa Xuân mà còn để hòa mình vào những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc.
Năm 2024, An Giang đã ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ẩm thực Việt Nam khi xác lập kỷ lục “100 món bánh dân gian chế biến từ thốt nốt”. Sự kiện không chỉ khẳng định tính đa dạng, độc đáo của ẩm thực An Giang mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.
Huyện Phú Tân tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều nơi trên cả nước. Nối tiếp qua các thế hệ, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm. Đến nay, nếp vẫn là kinh tế của hàng ngàn hộ dân trên đất cù lao, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”.
Tri Tôn là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, với những nét độc đáo về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Để những tiềm năng đó được “đánh thức” và phát huy giá trị vốn có, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.
Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng để phát triển ưu thế này.
Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương…
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.